KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ (19-01-2023)

1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt trên tàu vỏ gỗ

2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Hải sản

3. Chủ nhiệm nhiệm vụ và những người tham gia chính

+ Chủ nhiệm nhiệm vụ : TS. Nguyễn Xuân Thi

+  Những người tham gia chính:

* Viện Nghiên cứu Hải sản: ThS. Đinh Xuân Hùng; KS.Nguyễn Trí Ái; ThS.Phạm Văn Long; ThS.Nguyễn Như Sơn; KS.Nguyễn Phan Phước Long; KS.Trần Xuân Lâm; TS.Bùi Thị Thu Hiền; ThS.Phạm Thị Điềm; KS.Đặng Văn An.

* Công ty cổ phẩn cơ điện lạnh Phương Bắc: KS.Hà Thế Diên

* Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu: Dương Chí Tuấn

4. Mục tiêu nhiệm vụ:

Xây dựng được hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ bằng đá sệt (40% đá).

5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ

5.1.  Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị đá sệt trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ, công suất tàu ≥ 400 CV

Đã thiết kế, chế tạo, lắp đặt thành công hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dường bằng đá sệt và ứng dụng thành công trên 02 tàu câu cá ngừ đại dương. Các thông số đạt được: nhiệt độ đá sệt: -1,5 0C ± 0,5; nồng độ đá sệt 40% đá; năng suất đá sệt 4 tấn/24 giờ; sản xuất đá sệt từ nước biển. Hệ thống thiết bị bảo quản cá ngừ đại dường bằng đá sệt là một hệ thống hoàn chỉnh (gồm máy đá sệt, bộ kết nối động cơ và hệ thống điện, hầm bảo quản cá ngừ bằng đá sệt, bồn ngâm hạ nhiệt độ cá ngừ, bộ phận thu hồi nước lạnh, bộ phận giải nhiệt máy đá sệt); hệ thống này phù hợp với tàu câu cá ngừ vỏ gỗ của Việt Nam (chiều dài tài tàu ≥15m). Hệ thống thiết bị này khác với một số máy sản xuất đá sệt giới thiệu bán trên thị trường là chỉ đơn thuần 01 máy sản xuất đá sệt, chưa có các bộ phận khác kèm theo, nên chưa ứng dụng được trực tiếp trên tàu câu cá ngừ đại dương cũng như các tàu cá khác ở Việt Nam

5.2. Xây dựng Quy trình công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ (công suất tàu ≥ 400 CV) trên tàu thử nghiệm

Đã xây dựng thành công Quy trình bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt phù hợp với điều kiện của tàu câu cá ngừ đại dương (Việt Nam). Thời gian hạ nhiệt độ tâm cá ngừ từ 29,4 oC xuống 0oC bằng đá sệt nhanh hơn 6 lần so với bằng đá xay truyền thống. Nhiệt độ tâm cá ngừ đại dương luôn duy trì từ -1,0 0C ÷ - 1,5 0C trong suốt quá trình bảo quản cho đến khi tàu về cảng cá. Chất lượng sản phẩm tăng bình quân (các chỉ tiêu) trên 30% so với quy trình hiện tại của ngư dân (bảo quản bằng nước đá); chất lượng cảm quan, hóa sinh đều nằm trong giới hạn an toàn thực phẩm; giảm được 4,7% tổn thất về trọng lượng so với quy trình hiện tại của ngư dân; thời gian bảo quản 20 ngày (bảo quản bằng nước đá 10÷ 12 ngày).

5.3. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương

Đã xây dựng thành công 02 mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương bằng đá sệt trên tàu câu cá ngừ vỏ gỗ. Thời gian bảo quản 16-≤ 20 ngày chất lượng cá ngừ loại A chiếm 46,9%; loại B + chiếm 40,7%; loại B chiếm 8,6%; dưới 30kg/con chiếm 3,8%. Doanh thu chuyến biển bảo quản bằng đá sệt tăng lên 12,6% ÷ 13,3% so với bảo quản bằng nước đá. Chi phí nhiên liệu chạy hệ thống thiết bị đá sệt thấp hơn chi phí mua đá cây. Lợi nhuận ròng bảo quản bằng đá sệt cao hơn bảo quản bằng đá xay từ 15.911.008 ÷ 21.164.952 đồng/chuyến biển.

6. Thời gian thực hiện: 2017- 6/2020

7. Kinh phí thực hiện:  3600 triệu đồng

Ngọc Đức

Ý kiến bạn đọc

Tin khác